Byzantine Tarot – Thế Giới Tâm Linh của Đế Chế Byzantine

Byzantine Tarot – Thế Giới Tâm Linh của Đế Chế Byzantine

Byzantine Tarot – Thế Giới Tâm Linh của Đế Chế Byzantine Cổ Đại

  • Tác giả: John Matthew & Cilla Conway
  • Phát hành: Connections Book Publishing

Một ngày, tôi ngồi suy nghĩ xem loại tarot nào tôi muốn được sản xuất. Suy nghĩ này xuất hiện bởi tôi đã muốn tạo cho chính mình một bộ, và tôi bắt đầu. Một trong những ý tưởng tôi có là Byzantine Tarot. Là người Hy lạp, ý nghĩ này thu hút tôi từ đầu. Hy Lạp ngày nay có rất nhiều mối liên kết với Đế chế Byzantine hơn bất cứ điều gì trong thời cổ đại và hậu đại. Nếu một bộ bài như Mythic Tarot có thể nói về thần thoại, thì Byzantine Tarot sẽ nói về các ý tưởng lịch sử và tôn giáo liên quan đến Hy Lạp hiện đại.

Shop bán bài Byzantine Tarot

Ý nghĩa lá bài Byzantine Tarot

Tôi sớm nhận ra rằng một ai đó đã tạo ra một bộ bài như vậy! John Matthew (tác giả bộ bài Wildwood Tarot) và Cilla Conway (tác giả bộ bài Intuitive Tarot) đã cùng nhau sáng tạo The Byzantine Tarot, bộ bài mới được phát hành.

Đế chế Bynzantine tồn tại từ thế kỷ thứ V Công nguyên cho tới khi sụp đổ trước Ottoman Turks vào năm 1453. Đế chế này được đặt tên bởi các nhà sử học người La Mã. Người thời đó coi họ là người La Mã và đế chế đó vẫn tên là La Mã, nhưng quyền lực đã chuyển từ người nói tiếng Latin phía tây sang người nói tiếng Hy Lạp phía đông. Khi phía Tây rơi vào tay của các bộ lạc Đức ở phía bắc, phía đông vẫn phát triển trong nhiều thế kỷ.

Byzantine Tarot được thiết kế để cho chúng ta thấy những điều mà người Byzantine chắc sẽ nhận ra. Như John Matthews giải thích trong sách hướng dẫn, bạn của ông đã tự hỏi nếu bộ bài đó có thể được hoàn thành xong trong thời kỳ của Byzantine, cuối trung cổ và đầu giai đoạn Phục Hưng. John giải thích rằng trong nghiên cứu của ông, ông tìm được nhiều thứ tương tự như nghệ thuật thời Byzantine trong tarot. Ví dụ The Holy Fool, một hình ảnh của Byzantine khá giống với the Fool trong tarot truyền thống.

Nghệ thuật trong bộ này theo phong cách của Byzantine. Cilla thiết kế bộ bài dựa trên những minh họa khảm, các bức bích họa và các bản thảo xưa. Nếu bạn đã đến một nhà thờ Orthodox (Chính Thống Giáo), bạn vẫn có thể thấy nghệ thuật phong cách Byzantine, bởi nó là một dạng nghệ thuật của Orthodox.

Nghệ thuật Orthodox được cách điệu và trừu tượng hóa, trái ngược với văn hóa phương Tây nơi người ta sử dụng chủ nghĩa hiện thực trong tôn giáo. Ở phương tây, các bức tượng cũng được dùng trong nghệ thuật tôn giáo, nhưng bạn không thể thấy điều này ở phương đông, nơi bạn chỉ tìm thấy các biểu tượng. Các bức hình phẳng trong Orthodox giống như các cánh cổng dẫn đến thế giới khác. Như tôi đã nói, bộ ẩn chính của tarot cũng giống biểu tượng của Orthodox, là cánh cửa đến vùng đất thần thánh.

Nhìn thoáng qua Byzantine Tarot, tôi cảm thấy thật thân thuộc, chúng gần gũi với tôi bởi những trải nghiệm của tôi với nhà thờ. Tôi có thể liên kết với bộ bài này. Nó dựa trên các hình ảnh của Kitô giáo nên hãy cẩn thận có thể nó không thuộc về bạn. Nghệ thuật giống với các tác phẩm của Robert M. Places, nên nếu bạn thích các bộ như Alchemical Tarot hay Tarot of Sevenfold Mystery, bạn sẽ thích bộ bài này.

Bộ bài khá lớn, nên bàn tay nhỏ có lẽ sẽ gặp vấn đề trong việc cầm và xào bài. Tôi phải mất một lúc mới thích ứng được với nó. Tuy nhiên các lá bài khá là linh hoạt so sánh với kích thước của nó. Nó có thể được xào theo kiểu cầu nối mà không gặp vấn đề.

Cảm nhận bộ bài Byzantine Tarot

Cảm nhận về lá bài Byzantine Tarot

Lá High Priestess được đổi tên thành Sophia. Sophia trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là Trí tuệ và trong Orthodoxy, Thánh Sophia là hiện thân của Chúa. Giống như đối với các biểu tượng, từ ngữ chính là một hiện thân. Sự thay thế The High Priestess bằng Sophia là hoàn hảo.

The Devil được đổi tên Diabolos, từ tiếng Hy Lạp cho Devil. Người Byzantine không hiểu The Devil theo cách của chúng ta ngày nay. The Devil đó sau này mới xuất hiện trong lịch sử. Tuy nhiên, theo Matthews và Cilla, có rất nhiều văn học nói đến quỷ nói chung.

The Tower là hình ảnh đã được vẽ lại để phù hợp với bối cảnh Byzantine. Trong hình ảnh này, họ dựa vào truyền thống của các tu sĩ được gọi là stylites. Họ sống trên đỉnh của các tòa tháp. Trong lá này, một con rắn quấn quanh cây cột, đe dọa phá vỡ nó.

Cảm nhận ý nghĩa 78 lá bài Byzantine Tarot

Mua bài Byzantine Tarot ở đâu uy tín?

Lá The Star mô tả ngôi sao của Bethlehem, chiếu xuống đức mẹ Mary và Chúa Jesus. Hình ảnh này được lấy trực tiếp từ hình ảnh Orthodox.

Lá The Judgment dựa trên hình ảnh của Ladder of Divine Ascent (Thang Lên Thiên Đàng). Đây là hình ảnh mà người Byzantines sẽ nhận ra mà không chút nghi ngờ.

The World là lá tôi thích nhất bên cạnh Temperance. Trong lá này ta thấy Đức Kitô đang ở trung tâm của hoa vầng hào quang. Trong góc là các vị thần Seraphim giữ các nguyên tố của tarot.

Justice và Fortitude (Strength) đã được đổi vị trí trong bộ này. Justice là lá thứ 8 trong khi Fortitude là lá 11. Bộ ẩn phụ liên kết với các khía cạnh khác nhau của để quốc. Swords, thanh kiếm của quyền lực, sức mạnh quân sự. Staffs, cây gậy, đại diện bởi các dụng cụ trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân. Cups, chiếc cốc của nhà nước, đại diện cho Giáo hội và đời sống gia đình. Coins, đồng tiền của đế chế, thể hiện sự giàu có và tầm quan trọng của thương nghiệp. Điều đáng lưu ý là Swords trong bộ này lại liên kết với Lửa và Staffs liên kết với Khí.

Cách sử dụng bài Byzantine Tarot

Shop bán bài Byzantine Tarot chính hãng

Các lá hoàng gia cũng khác, gồm Page, Knight, Countess và Count. Bởi không có King hay Queen, chỉ có Emperor và Empress, sự thay đổi này phản ánh hiện thực thời đó.

Quyển sách hướng dẫn dài 160 trang và cho bạn cái nhìn sâu sắc vào các mục tiêu của người tạo ra nó cũng như một vài câu chuyện đằng sau bộ bài. Mỗi lá được giải thích khá dài, cho bạn thấy mục đích nghệ thuật của tác giả. Cuốn sách này đáng để đọc bởi bạn sẽ biết thêm nhiều điều về văn hóa đời sống người Byzantine. Bối cảnh lịch sử này được ghi là “Truyền thống.” Ví dụ lá 7 of Swords mô tả một trận chiến trên biển, người Byzantine dùng lửa Hy Lạp để tấn công kẻ thù. Lá 10 of Swords thì vẽ sự sụp đổ của Constantinople (Thành phố của Đế Chế Byzantine) vào năm 1453 dưới tay người Ottomans (Thổ Nhĩ Kỳ).

Hướng dẫn ý nghĩa 78 lá bài Byzantine Tarot

Bộ bài Byzantine Tarot không chỉ đơn giản là bản sao của Waite-Smith. Đúng, nó theo cấu trúc của Waite-Smith nhưng bộ bài này mang tarot vào thế giới của đế chế Byzantine cổ đại, và người Byzantine có thể coi bộ bài này là một phần văn hóa của mình, chứ không phải một thứ ngoại lai. Nhìn chung, tôi rất thích bộ bài này và tôi nghĩ những người sáng tạo lên nó đã rất thành công đạt được mục tiêu của họ.

Tham khảo thêm về bộ bài Byzantine Tarot.

Rate this post

Share this post


Call Now Button