78 Độ Minh Triết – Ba Lĩnh Vực Của Trải Nghiệm

78 Độ Minh Triết – Ba Lĩnh Vực Của Trải Nghiệm

Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

(Dịch: Pansy88)

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN

BA LĨNH VỰC CỦA TRẢI NGHIỆM

Quay lại mục lục

Ba Lĩnh Vực Của Trải Nghiệm

Việc chia làm ba phần cho phép chúng ta xem bộ Ẩn Chính trong mối quan hệ với các mức trải nghiệm riêng biệt. Nói ngắn gọn, chúng ta có thể gọi chúng là: sự ý thức (consciousness), những mối quan tâm bên ngoài về cuộc sống trong xã hội; tiềm thức (subconscious), hoặc sự tìm kiếm bên trong để tìm ra chúng ta thực ra là ai và siêu thức (superconscious), sự phát triển của nhận thức tinh thần và sự giải phóng năng lượng nguyên mẫu. Ba cấp độ này không phải là các phạm trù miễn cưỡng. Chúng xuất phát từ chính các lá bài.

Dòng đầu tiên, với sự tập trung của nó đối với các vấn đề như tình yêu, quyền lực xã hội, và giáo dục, mô tả những mối quan tâm chính của xã hội. Theo nhiều cách thế giới chúng ta thấy được phản ánh trong tiểu thuyết, phim ảnh và trường học đều được tổng kết trong bảy lá bài đầu tiên của bộ Ẩn Chính. Một người có thể sống và chết và được tất cả mọi người xung quanh đánh giá là một người thành công mà không phải vượt ra ngoài phạm vi của lá The Chariot. Thực tế là nhiều người không hề chạm được đến mức đó.

Phân tâm học hiện đại tự liên kết nó với dòng thứ hai của các lá chính, với biểu tượng của chúng về sự rút lui như một nhà ẩn dật (The Hermit) vào trong sự tự nhận thức được tiếp bước bởi Cái Chết (The Death) mang tính biểu tượng và sự tái sinh. Thiên thần của lá Temperance ở cuối dòng đại diện một phần của chúng ta, phần mà ta phát hiện ra cơ bản sự thật sau khi những lớp ảo của cái tôi, của sự tự vệ và của những thói quen cứng nhắc trong quá khứ đã được phép biến mất.

Cuối cùng, dòng cuối cùng có gì? Cái gì có thể cao hơn việc tìm ra bản ngã thực sự của chúng ta? Để đề cập một cách đơn giản, bảy lá này mô tả một sự đương đầu và cuối cùng là một sự thống nhất với những thế lực vĩ đại của chính cuộc sống. Những lá khác, vốn được xem là rất quan trọng, lại trở thành sự chuẩn bị cho sự đổ dốc vĩ đại vào bóng tối, sự phóng thích của ánh sáng, và sự quay lại của ánh sáng đó đến thế giới chan hòa ánh nắng của ý thức.

Đối với hầu hết người đọc dòng bài cuối có vẻ mập mờ và vô thực. Chúng ta có thể gọi chủ đề này mang tính “tôn giáo” hoặc “hoang đường” nhưng những từ này quá cứng nhắc để ta dùng chúng.

Sự mập mờ trong tâm trí chúng ta có lẽ nói nhiều về chính chúng ta và thời đại của chúng ta hơn là về vấn đề. Bất cứ xã hội nào cũng tự động dạy người của nó, chỉ bằng ngôn từ mà nó dùng, rằng phải chắc chắn về những giả định về thế giới. Những hình mẫu trong nền văn hóa của chúng ta có thể bao gồm cả giá trị và sự độc nhất của các cá nhân, sự thực tế và tầm quan trọng áp đảo của tình yêu, sự cần thiết của tự do và công bằng xã hội, và, phức tạp hơn nhưng mang sức mạnh tương tự là tính riêng biệt cơ bản của mỗi người. “Chúng ta sinh ra chỉ một mình và cũng chết đi một mình”. Xã hội của chúng ta, nhờ những người theo chủ nghĩa duy vật của thế kỷ mười tám và mười chín, không chỉ đào thải quan điểm về “siêu thức” hoặc “thế lực vũ trụ” mà chúng ta còn không thực sự hiểu chúng nghĩa là gì.

Khi chúng ta giải quyết dòng cuối cùng của bộ Ẩn Chính, thì chúng ta cũng giải quyết một lĩnh vực khó chịu đối với nhiều người. Nó sẽ khiến việc hiểu các lá bài trở nên khó khăn hơn – và có thể được tưởng thưởng xứng đáng hơn. Làm việc với những bức tranh cổ này có thể mang lại những kiến thức mà nền giáo dục của chúng ta đã để trôi vào quên lãng.

Sách được dịch và chia sẻ bởi Pansy88. Khi trích dẫn bài dịch này qua nguồn khác xin vui lòng liên hệ qua email: pansy882004@gmail.com

Rate this post

Share this post


Call Now Button